• Nhà phân phối độc quyền: Thuốc rối loạn cương dương - Xuất tinh sớm - Dầu bôi trơn khi QHTD - Hotline miền Bắc: 0886.388.192 - Hotline miền Nam: 0333.200.171
  • Rối loạn cương: không chỉ riêng bạn

      11/02/2017

    Thế nào là rối loạn cương?

    Rối loạn cương (erectile dysfunction) là thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng dương vật cương không đủ cứng hay không đủ khả năng duy trì tình trạng cương để thoả mãn hoạt động tình dục. Thuật ngữ này được dùng để thay thế cho các khái niệm trước đây như: liệt dương, bất lực, yếu sinh lý, thiểu năng tình dục của nam giới.

    Rối loạn cương dương xảy ra như thế nào?

    Khi người đàn ông có ham muốn tình dục, động mạch dương vật sẽ dãn, nở rộng cho phép máu đến dương vật nhiều hơn. Đồng thời lúc này, các tĩnh mạch dẫn máu đi sẽ bị đè ép, do đó hạn chế lượng máu ra khỏi dương vật. Như vậy, với lượng máu đến nhiều và lượng máu đi giảm, dương vật sẽ phồng to và cứng. Đó là hiện tượng cương. Nếu thần kinh và mạch máu liên quan đến qúa trình trên bị ảnh hưởng, thì người đó không thể cương được.

    Biểu hiện như thế nào?

     Rối loạn cương biểu hiện dưới nhiều hình thức như sau:

    -         Có ham muốn tình dục nhưng dương vật cương không đủ cứng để giao hợp.

    -         Cương không đúng lúc, lúc không giao hợp thì cương nhưng lúc giao hợp thì không.

    -         Dương vật cương cứng không đủ lâu, giao hợp không trọn vẹn.

    Có thường gặp hay không?

                Nếu bạn mắc phải hay nghi ngờ bạn có thể bị rối loạn cương, thì không phải chỉ một mình bạn vì có rất nhiều người như bạn. Tại Mỹ khoảng 52% nam giới từ 40 - 70 tuổi bị rối loạn cương. Tại Nhật và Malaysia cũng cho số liệu tương tự. Khoảng 100 triệu đàn ông Châu Á bị rối loạn cương theo nhiều mức độ khác nhau.

    Rối loạn cương có phải là do vấn đề tâm lý?

    Đối với một số người, yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng gây ra rối loạn cương. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp (70%) rối loạn cương là do thương tổn thực thể từ:

    -         Các bênh lý ảnh hưởng đến mạch máu và hạn chế dòng máu đến dương vật, ví dụ như: tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao hoặc tăng cholesterol trong máu . . .

    -         Các nguyên nhân làm giảm sự dẫn truyền thần kinh từ hệ thần kinh trung ương đến dương vật như: chấn thương vùng chậu, phẫu thuật tuyến tiền liệt . . .

    -         Một số thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc chống trầm cảm. . .

    -         Bệnh trầm cảm.

    -         Thuốc lá, rượu, nghiện ma tuý, căng thẳng trong cuộc sống cũng là những yếu tố gây rối loạn cương.

    Rối loạn cương có liên quan đến tuổi tác hay không?

    Nhiều người có quan niệm sai lầm, cho rằng rối loạn cương là hậu quả, là tiến trình tự nhiên của tuổi tác, vì bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên điều này không đúng, vì người lớn tuổi thường có những bệnh lý đi kèm với rối loạn cương như bệnh tim, tiểu đường . . . Họ cũng uống nhiều loại thuốc mà các thuốc này có thể gây rối loạn cương.

    Điều nên nhớ là khả năng tình dục của nam giới không có ngày hết hạn.

    Rối loạn cương ảnh hưởng đến người bạn tình như thế nào?

                Hầu hết tình trạng rối loạn cương đều ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người bạn tình. Hầu hết đàn ông đều mắc cỡ, ngượng ngùng khi bị rối loạn cương. Họ thường tránh những kích thích, cũng như những hoạt động tình dục. Họ ngại vì họ không thể thực hiện việc giao hợp một cách hoàn hảo. Họ cảm thấy có lỗi,. Người bah tình của họ cũng khó khăn khi đề cấp đến cấn đề này.

    Hãy cởi mở, chân tình nói rõ những khó khăn của nhau để cùng chia sẻ và hãy đến Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm.

    Điều trị như thế nào?

                Rối loạn cương có thể điều trị khỏi.

                Các phương pháp điều trị bao gồm: thay đổi lối sống, tâm lý liệu pháp, thuốc uống, thiết bị hút chân không, thuốc tiêm vào dương vật, thuốc đặt vào niệu đạo, phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo.

                Bạn nên đến Bác sĩ để được khám tư vấn. Chỉ có Bác sĩ mới có thể quyết định phương pháp điều trị tốt nhất theo sức khoẻ của bạn.

    Làm thế nào để phòng ngừa?

    Có đời sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống nhiều rượu bia, tập thể thao thường xuyên, ăn uống điều độ, giữ cơ thể tráng kiện, phòng ngừa các bệnh tim mạch, tiểu đường, xơ vữa mạch máu sẽ làm giảm nguy cơ bị rối loạn cương.

     

    Bình luận

    Tin tức mới Xem tất cả